Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Khuyến học ngày 20/11

Chào các bạn học viên!

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Công ty Đào tạo Kế toán Kimi ưu đãi giảm giá 30%  học phí Khóa học Kế toán Tổng hợp (Học phí chỉ còn 1.150.000đ cho khóa học 20 buổi) dành cho các bạn Học viên là Sinh viên đăng ký đầu tiên trong ngày, giảm giá học phí 20% (học phí còn 1.350.000 đồng) cho bạn học viên là Sinh viên đăng ký thứ 2, bắt đầu từ ngày 07/11/2011 đến hết ngày 20/11/2011.
Lưu ý:
- Chương trình chỉ áp dụng dành cho các bạn Sinh viên
- Áp dụng tại chi nhánh Hà Nội
- Thời gian áp dụng: 07/11/2011 – 20/11/2011.
Mọi thông tin về Khóa học và chương trình khuyến mại tháng 11, xin vui lòng liên hệ:
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.6295 6186 – 04.668.48883
Quản lý: Ms. Thủy - 0943.900.777
Tư vấn viên: 098.441.7791 – Ms. Nga / Mr.Tạo - 0943.900.200
Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
Tel: 08.62798638
Quản lý: Mr. Sơn - 0914.64.3333
Tư vấn viên: Ms. Khánh Ly: 0907.434.726
Yahoo: kimitraining11 / kimitraining12 / kimitraining13
Kimi Training trân trọng giới thiệu!

Tải Unikey 4.0

Tải Unikey 4.0 Tại đây   Tải xuống máy!

UniKey hỗ trợ:

- Nhiều bảng tiếng Việt thông dụng:
  • Unicode tổ hợp và dựng sẵn
  • TCVN3 (ABC), BK HCM1, BK HCM2, Vietware-X, Vietware-F
  • VIQR, VNI, VPS, VISCII
  • Unicode encodings: UTF-8, NCR Decimal/Hexadecimal – dùng cho Web.
  • Windows 1258 code page (chuẩn tiếng Việt của Microsoft).
- 3 phương pháp gõ thông dụng nhất: TELEX, VNI và VIQR.
- Chuyển đổi giữa các bảng mã tiếng Việt.
- Tất cả các phiên bản Windows 32 bit: Windows 9x/ME, Windows NT/2000/XP.
- UniKey chỉ có kích thước nhỏ và không yêu cầu thêm bất cứ thư viện nào khác.
- UniKey có thể chạy mà không cần cài đặt.

DOWNLOAD UNIKEY 4.0 VỀ VÀ DÙNG LUÔN BẠN NHÉ

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Học Kế toán giáo trình chuẩn thực tế tại HN, TP HCM


Học Kế toán giáo trình chuẩn thực tế

Công ty Đào tạo Kế toán Kimi liên tục khai giảng khóa học Kế toán Tổng hợp.
Các bạn vui lòng gọi điện trước để đặt chỗ học nha: Click here to enlarge
Địa điểm học:
Hà Nội: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
TP.HCM: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM

Click here to enlarge
Click here to enlarge
Click here to enlarge

Học các bước làm Kế toán Thuế, Kế toán Tổng hợp trong một doanh nghiệp: Mở sổ sách, thiết lập chứng từ, định khoản đúng, vào sổ, lưu chứng từ, lập bảng lương, lập các Báo cáo Thuế hàng tháng, Báo cáo Thuế thu nhập quý, Báo cáo Tài chính và Quyết toán Thuế cuối năm, một cách nhanh nhất! Học các cách sửa chữa, điều chỉnh báo cáo. Học Quản lý Sổ sách bằng Kế toán Excel. Chỉ một khóa học Duy nhất: “Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp” tại Kimi Training
Các bạn vui lòng tham khảo chi tiết khóa học ở link sau nha:
Thực hành Kế toán Ghi sổ Tổng hợp
Thời gian học: 20 buổi. (cả thời gian học ghi sổ bằng tay + thực hành trên máy) Một tuần học 3 buổi, vào các ngày thứ 2.4.6 hoặc thứ 3.5.7
Học phí: 1.650.000 đồng/ khóa học
Liên hệ:
Công ty Đào tạo Kế toán thực hành Kimi
Hà Nội: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
TP.HCM: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
Tel: 04.6295 6186
Tư vấn viên: Mr. Tạo – 0943.900.200 - Ms. Nga - 098.441.7791
Email: kimitraining@gmail.com
Website: Đào tạo Kế toán tổng hợp / Trung tâm Đào tạo Kế toán
Sự thành thạo trong nghề nghiệp của các bạn là sự hạnh phúc của chúng tôi!

Khóa học Kế toán Tổng hợp

Khóa học Kế toán Tổng hợp tại Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
Khóa học dành cho:
-         Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chưa có kinh nghiệm;
-         Kế toán viên đang làm tại các Doanh nghiệp muốn nâng cao nghiệp vụ Kế toán Tổng hợp;
-         Các Giám đốc muốn học để quản lý công việc Kế toán trong Doanh nghiệp.
Nội dung khóa học:
- Ôn lại nghiệp vụ phát sinh
- Tính giá thành sản phẩm
- Kế toán Thuế: Tính Thuế, kê khai và nộp báo cáo Thuế, hạn chế một số lỗi sai khi làm BC Thuế, các cách sửa chữa, điều chỉnh, in báo cáo thuế;
- Trích nộp bảo Hiểm xã hội và các khoản trích theo lương
- Lập sổ sách chứng từ kế toán bằng tay, lập bctc bằng tay
- Lập BC Tài Chính, BC thuế trên máy
- Quản lý phần mềm kế toán Excel
Thời gian học: 20 buổi
Lịch học: – Sáng từ 9h – 11h               – Chiều từ 2h30 – 4h30               – Tối từ 6h30 – 8h30
Mọi thông tin xin liên hệ:
Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.6295 6186 – 04.668.48883
Quản lý: Ms. Thủy - 0943.900.777
Tư vấn viên: 098.441.7791 – Ms. Nga / Mr.Tạo - 0943.900.200
Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
Quản lý: Mr. Sơn - 0914.64.3333
Tư vấn viên: Ms. Khánh Ly: 0907.434.726  / Mr.Tạo - 0943.900.200
Yahoo: kimitraining11 / kimitraining12 / kimitraining13
Kimi Training trân trọng giới thiệu!
Một số hình ảnh lớp Kế toán Tổng hợp:
Kimi Training Cam kết mang đến cho bạn sự “Thành thạo để tiết kiệm thời gian”
Học Kế toán ở đâu, học ở Kimi Training

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Những đổi mới của phần mềm HTKK 3.0.1


 Những đổi mới của phần mềm HTKK 3.0.1

1. Định dạng in báo cáo sử dụng hoá đơn BC26 trên khổ giấy A4 - chỉ áp dụng cho người nộp thuế lập BC26 có mã vạch (thay cho BC26 khổ giấy A3 trong phiên bản 3.0 trước đây, do 1 số người nộp thuế phản ánh không có máy in khổ A3).
2. Tờ khai 01/GTGT: Mở rộng cột ký hiệu và số hoá đơn trên phụ lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT cho phép nhập tối đa 20 ký tự.
3. Tờ khai 03/GTGT: Mở rộng các cột số liệu trên tờ khai cho phép nhập giá trị tối đa là 16 chữ số.
4. Tờ khai thuế Tài nguyên 01/TAIN: Định dạng lại cột sản lượng cho phép nhập số thập phân với 3 chữ số sau dấu phẩy (trước đây là số thập phân với 2 chữ số sau dấu phẩy).

Công ty Kế toán Kimi trân trọng giới thiệu!
Theo Danketoan.com

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

10 công ty Việt Nam lọt Top 200 châu Á

10 công ty Việt Nam lọt Top 200 châu Á

Vượt qua 15.000 công ty được khảo sát, 200 đại diện từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được Forbes vinh danh là các công ty vừa và nhỏ tốt nhất châu Á. Nếu như năm ngoái, Việt Nam chỉ có một gương mặt lần đầu tiên lọt vào danh sách thì năm nay có tới 10 công ty.
Hai đại diện lớn nhất trong số 10 công ty trên là Công ty cổ phần Dược Hậu Giang và Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú, với giá trị thị trường lần lượt là 454 và 108 triệu USD, theo tính toán của Forbes.
Hai công ty khác có cùng giá trị thị trường 72 triệu USD là Công ty cổ phần Container Việt Nam và Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp dầu khí Việt Nam (PGD).
Sáu cái tên còn lại lần lượt là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ, Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá, Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An, Tổng Công ty cổ phần Khoáng sản NA RÌ HAMICO, Công ty cổ phần đường Ninh Hòa, Công ty cổ phần Kết cấu kim loại và Lắp máy Dầu khí.
Đây đều là 10 cái tên mới trong danh sách năm nay. Năm 2010, Việt Nam có đại diện đầu tiên được Forebs lựa chọn vào Top 200 là Vinamilk.
Forbes lựa chọn danh sách dựa trên cả hai tiêu chí doanh thu và tăng trưởng. Để được lọt vào Top 200, các công ty phải có doanh thu hàng năm từ 5 triệu đến một tỷ USD và niêm yết trên thị trường chứng khoán được ít nhất một năm.
Sau đó, Forbes tiếp tục sàng lọc dựa trên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các công ty này mỗi 12 tháng trong hơn 3 năm trở lại đây. Một tiêu chí khác cũng rất quan trọng là khả năng quản lý vượt qua thời điểm kinh tế khó khăn, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2008. 200 cái tên được chọn ra sau khi sàng lọc từ một danh sách khoảng 15.000 công ty nhỏ và vừa từ khắp nơi trên châu Á.
Các công ty đến từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong chiếm ưu thế với 65 đại diện. Tính trung bình, doanh số của các công ty này tăng trưởng 43% trong 3 năm qua, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng trưởng 50% trong cùng khoảng thời gian.
So với năm ngoái, nhiều công ty đã phát triển vượt bậc và vượt cả ra ngoài tiêu chí doanh thu dưới một tỷ USD. Ví dụ 3 đại diện từ Trung Quốc đã vượt khỏi danh sách là hãng thời trang thể thao Anta Sports Products, nhà cung cấp dịch vụ Internet Baidu and và công ty quần áo Shenzhou International Holdings. Tương tự, nhà sản xuất pin lớn nhất Ấn Độ là Exide Industries không còn nằm trong danh sách năm nay do doanh thu đã vượt xa một tỷ USD trong năm vừa rồi.

Thanh Bình

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Sửa đổi nội dung trong Luật Quản lý thuế

Sửa đổi nhiều nội dung trong Luật Quản lý thuế


Tại hội nghị đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp với Bộ Tài chính về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan được tổ chức ngày mai (20/9) tại Hà Nội, dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi với khá nhiều điểm mới sẽ được công bố để lấy ý kiến doanh nghiệp.

Dự kiến sẽ  có 24 nội dung liên quan đến ba nhóm vấn đề được sửa đổi, bổ sung, như đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế; các nội dung phục vụ mục tiêu cải cách - hiện đại hoá và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế và để phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

Sửa để theo kịp ... Đề án 30

Nghị quyết số 25/NQ-CP, một văn bản ra đời với mục tiêu thúc đẩy thực hiện Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, đã đưa ra những yêu cầu mới nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc kê khai và nộp thuế.

Việc “cập nhật” nghị quyết 25/NQ-CP vào dự thảo Luật Quản lý thuế chính là một trong những nội dung quan trọng của dự thảo này.

Chẳng hạn, nghị quyết yêu cầu cho phép doanh nghiệp được kê khai thuế giá trị gia tăng 3 tháng/lần. Theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành, chỉ quy định kê khai theo tháng, theo năm hoặc theo từng lần phát sinh, chưa có quy định khai theo quý và nội dung này sẽ được sửa đổi.

Tương tự, về thời gian giải quyết thủ tục hoàn thuế, Nghị quyết số 25/NQ-CP yêu cầu rút ngắn thời hạn giải quyết đối với trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc; trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày.

Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” cũng dự kiến rút ngắn từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Tuy nhiên, đối với yêu cầu rút ngắn từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc đối với trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau”, nhiều ý kiến cho rằng 6 ngày làm việc là quá ngắn, không đủ để luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận và làm tăng áp lực đáng kể đối với cơ quan thuế. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian hoàn thuế trước kiểm tra sau từ 15 ngày làm việc xuống 10 ngày.

Về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế hiện nay quy định thời hạn nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là ngày 31/3 của năm tiếp theo (90 ngày).

Trên thực tế đặc thù của tập đoàn, tổng công ty do phải tổng hợp dữ liệu từ các công ty con vào báo cáo tài chính hợp nhất, nên thời hạn 90 ngày chưa thật phù hợp, vì vậy có nhiều kiến nghị cho phép được kéo dài thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp lên thành 150 ngày.

Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị cần cân nhắc phù hợp với Luật Kế toán, vì theo Luật Kế toán thời hạn nộp báo cáo tài chính là 90 ngày.

Cân nhắc giữa hai quan điểm nêu trên, Bộ Tài chính cho rằng không nên khuyến khích việc gia hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để tránh bị chiếm dụng tiền thuế (tránh tình trạng doanh nghiệp khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý thấp hơn so với quyết toán thuế), nhưng cũng cần quy định bổ sung phù hợp với thực tiễn đặc thù của các tập đoàn, tổng công ty, nhất là những doanh nghiệp cần phải có thời gian để kiểm toán.

Vì vậy, sửa đổi nội dung này theo hướng cho phép gia hạn thời gian nộp hồ sơ quyết toán thêm 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, với điều kiện trong khoảng thời gian được gia hạn nộp hồ sơ, nếu có số thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyết toán vượt quá 120% so với số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp theo kê khai của 4 quý thì bị xử phạt chậm nộp theo quy định hiện hành đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp vượt quá 120% số thuế phải nộp theo quyết toán thuế (số ngày tính phạt chậm nộp tính từ ngày bắt đầu được gia hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đến ngày nộp thuế).

Sức ép theo kịp thông lệ


Một số nội dung khác trong dự thảo luật cũng được sửa đổi để phục vụ các nội dung phục vụ mục tiêu cải cách - hiện đại hoá và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế, điển hình là việc bổ sung cơ chế quyết định trước về phương pháp xác định giá tính thuế.

Theo Bộ Tài chính, hiện nay một bộ phận doanh nghiệp nộp thuế không tương xứng với thực tế sản xuất kinh doanh, thậm chí có tình trạng khai lỗ nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp thực hiện chuyển giá giữa công ty ở nước ngoài và công ty tại Việt Nam hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.

Để kiểm soát vấn đề này theo nguyên tắc giá thị trường, tạo điều kiện cho  doanh nghiệp vừa tuân thủ pháp luật tại nước nhận đầu tư và nước xuất khẩu vốn, nhiều nước đã ban hành cơ chế cho phép cơ quan thuế và các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn áp dụng cơ chế quyết định trước về phương pháp xác định giá tính thuế (được gọi là “Advance Pricing Arrangement” - APA).

Tại Việt Nam, hiện nay nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thoả thuận đầu tư vào Việt Nam (như tập đoàn Intel, Samsung, Nokia...) đều có kiến nghị Chính phủ hoặc chính quyền địa phương cam kết về việc áp dụng cơ chế APA đối với các giao dịch trong tập đoàn để xác định việc phân bổ thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.

APA là một dạng văn bản ràng buộc về nghĩa vụ thuế giữa cơ quan thuế (của một hoặc nhiều nước) và người nộp thuế về phương pháp xác định giá tính thuế được thiết lập trước khi diễn ra giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết (thường là giữa công ty con ở Việt Nam và công ty mẹ ở nước ngoài) và thoả thuận này sẽ được áp dụng cho một khoảng thời gian nhất định (3-5 năm).

Tương tự, trong lĩnh vực Hải quan, Công ước Kyoto khuyến nghị cơ quan hải quan phải có cơ chế phán quyết trước về thuế cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được áp dụng cơ chế xác định trước về thủ tục xuất nhập khẩu (bao gồm áp mã phân loại hàng hoá (mã HS), giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá) để đảm bảo sự thống nhất trong thương mại quốc tế.

Trong lĩnh vực hải quan, cơ chế phán quyết trước về thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, là quyền của người nộp thuế, đồng thời là trách nhiệm của cơ quan hải quan.

“Đây là các nội dung phát sinh từ quá trình hội nhập sâu, rộng hơn vào môi trường kinh tế quốc tế, với mục tiêu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đa quốc gia, đồng thời đảm bảo quyền đánh thuế quốc gia. Để chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, nâng cao kỹ năng quản lý trong quá trình cải cách quản lý thuế - hải quan, Bộ Tài chính để nghị bổ sung thẩm quyền cho cơ quan quản lý thuế được áp dụng những cơ chế quyết định trước về thuế nêu trên”, tờ trình của Bộ Tài chính về việc sửa đổi luật này viết.

Xử phạt nghiêm minh hơn
Một nội dung đáng chú ý khác là việc xử lý các vi phạm pháp luật về thuế sẽ được thắt chặt hơn trước.

Chẳng hạn, việc xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, Điều 107 quy định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn bị xử phạt 10% số thuế thiếu. Hành vi khai thiếu đi liền với việc chậm nộp tiền thuế (chiếm dụng tiền thuế), do đó còn bị phạt chậm nộp 0,05%/ngày (theo Điều 106). Thực tế này, dẫn đến hiểu lầm là một hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt hai lần (chưa phù hợp với nguyên tắc xử phạt hành chính).

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy một số nước (Úc, Mỹ, Canađa...) áp dụng mức phạt luỹ tiến theo thời gian đối với việc khai sai dẫn đến thiếu thuế hoặc hoàn thuế cao hơn. Trong mức phạt luỹ tiến này bao gồm yếu tố tiền phạt hành chính và tiền lãi chiếm dụng thuế.

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Điều 107 theo đó áp dụng các mức phạt luỹ tiến theo thời gian trên cơ sở tương ứng với mức 10% hiện hành cộng với mức phạt nộp chậm 0,05%/ngày.

Cụ thể, người nộp thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt theo tỷ lệ % tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn; thời gian tính phạt từ ngày người nộp thuế vi phạm đến ngày cơ quan quản lý thuế phát hiện, thời gian từ 48 tháng đến 60 tháng sẽ bị phạt tới 100%.
Vneconomy.vn
Sưu tầm Ketoan.org
Đăng bởi: Đào tạo Kế toán Tổng hợp Kimi

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Kế toán quản trị: Từ lý luận đến thực tiễn

Chào các bạn. Hôm nay mình mới suu tầm được bài viết rất hay về Kế toán quản trị, các bạn tham khảo nha.



Đối tượng của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản. Ở mức độ khái quát nhất thì đó là tài sản lưu động, tài sản cố định. Ở mức độ chi tiết hơn thì đó là các loại tài sản : tiền, nợ phải thu, các khoản đầu tư, hàng tồn kho, tài sản cố định, v.v…. Ở mức độ chi tiết hơn nữa là: tiền gì ? ở đâu ? nợ phải thu ở đối tượng nào? trong hạn thanh toán hay quá hạn? khoản đầu tư vào đối tượng nào? hiệu quả đầu tư ra sao? cụ thể từng thứ hàng tồn kho ở mức độ nào, chất lượng như thế nào? phù hợp vơi mục đích kinh doanh hay không? v.v… Cứ như vậy, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý cụ thể mà chi tiết hơn nữa các đối tượng kế toán, nhằm cung cấp các thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý và điều hành tổ chức.

Để thực hiện việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính, kế toán sử dụng các phương pháp:

- Lập chứng từ để thu nhận thông tin.

- Đánh giá để làm cơ sở cho việc ghi sổ, tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu giá trị.

- Sử dụng tài khoản để tổng hợp số liệu, theo chỉ tiêu giá trị.

- Ghi sổ kép nhằm phản ánh tài sản theo hai khía cạnh: Hình thức tồn tại và nguồn hình thành.

- Kiểm kê nhằm xác định chính xác số lượng tài sản hiện có.

- Lập báo cáo nhằm cung cấp thông tin.

Những phương pháp này được hình thành trên cơ sở các yêu cầu của kế toán: phản ánh chính xác, phản ánh trung thực, phản ánh kịp thời và các yêu cầu cụ thể khác. Những yêu cầu này lại chính là do nhu cầu sử dụng thông tin đặt ra.

Xét theo đối tượng sử dụng thông tin thì nhu cầu sử dụng thông tin gồm: Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp và các đối tượng bên trong doanh nghiệp. Mục dích sử dụng thông tin của các đối tượng này có khác nhau, nên nhu cầu thông tin của các đối tượng này cũng khác nhau.

Các đối tượng bên ngoài sử dụng các thông tin để phục vụ cho việc ra các quyết định liên quan đến mối quan hệ kinh tế, giữa doanh nghiệp và các đối tượng này hoặc là phục vụ cho mục tiêu quản lý kinh tế của Nhà nước.

Các đối tượng bên trong doanh nghiệp thì sử dụng các thông tin này phục vụ cho hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp. Nhu cầu thông tin khác nhau sẽ quy định những nội dung thông tin khác nhau. Những nội dung thông tin có thể được cung cấp bởi những kênh thông tin khác nhau . Nhưng nếu những thông tin được cung cấp từ một kênh thì phải có tính thống nhất, tính hệ thống nghĩa là đối chiếu được và cần thiết phải đối chiếu, nhằm tăng cường tính chính xác, tính trung thực của thông tin.

Kênh thông tin kế toán cung cấp những thông tin về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, thì các thông tin này phải có chung điểm xuất phát là hệ thống chứng từ ban đầu. Nhưng có sự khác nhau về xử lý thông tin thu thập được từ chứng từ ban đầu để cho ra các thông tin với nội dung phù hợp nhu cầu thông tin.

Điều này có nghĩa là phương pháp sử dụng trước hết là phương pháp kế toán, sau đó là kết hợp các phương pháp khác để có thể xử lý thông tin, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cụ thể khác nhau.

Từ những phân tích trên cho thấy:

Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống kế toán doanh nghiệp.

Đối tượng của kế toán quản trị cũng là tài sản và sự vận động của tài sản trong qúa trình sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể trong nội bộ doanh nghiệp.

Phạm vi của kế toán quản trị là :

Hạch toán kế toán trên TK cấp 2, 3,4… và sổ chi tiết, đồng thời hạch toán nghiệp vụ trên sổ chi tiết.



Phương pháp tiến hành Phương pháp để tiến hành kế toán quản trị gồm :

1. Phương pháp lập chứng từ : Chứng từ là giấy tờ chứng minh sự phát sinh,hoặc hoàn thành nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ được lập phục vụ cho cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Do vậy ngoài những nội dung cơ bản của chứng từ để phục vụ yêu cầu kế toán tổng hợp trên TK cấp 1,cấp 2 (những nội dung này đã được quy định trong hệ thống chứng từ do nhà nước ban hành), kế toán còn phải căn cứ vào yêu cầu kế toán chi tiết trên TK cấp 3, 4 v.v… và sổ chi tiết để quy định thêm các nội dung ghi chép trên chứng từ để phục vụ yêu cầu này. Chứng từ sau khi lập được chuyển cho bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị (mỗi bộ phận một liên ) để làm căn cứ hạch toán.

2. Phương pháp đánh giá: Là dùng tiền biểu hiện giá trị tài sản. Nguyên tắc đánh giá của kế toán tài chính là : giá gốc (giá thực tế ). Trong kế toán quản trị, tài sản cũng được đánh giá theo giá gốc,để đối chiếu số liệu giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nhanh phục vụ yêu cầu quản lý tức thời, cần thiết phải sử dụng giá ước tính (giá hạch toán ) trong kế toán quản trị

3. Phương pháp tài khoản là phương pháp tập hợp hệ thống hoá nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ nhằm phản ánh và giám đốc thường xuyên từng đối tượng kế toán. Trong kế toán quản trị các TK được sử dụng để theo dõi từng đối tượng của kế toán quản trị, đây là đối tượng của kế toán tài chính được chi tiết hoá, theo yêu cầu cung cấp thông tin của nhà quản lý doanh nghiệp.

4. Phương pháp ghi sổ kép là cách ghi nghiệp vụ kinh tế vào TK kế toán, thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán.

5. Phương pháp tính giá thành : Là phương pháp xác định chi phí trong một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đã hoàn thành sản xuất. Trong kế toán quản trị việc tính giá thành được tiến hành theo yêu cầu hạch toán nội bộ.

6. Phương pháp lập báo cáo nội bộ theo yêu cầu cung cấp thông tin của các nhà quản lý doanh nghiệp theo các cấp quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.

7. Phương pháp đồ thị để phục vụ cho việc ra các quyết định, lập phương án kinh doanh.

Như vậy phương pháp kế toán quản trị cũng là phương pháp kế toán nói chung, nhưng có các đặc điểm riêng để phù hợp với tính chất thông tin của kế toán quản trị, đó là :

-Tính đặc thù nội bộ của các sự kiện.

-Tính linh hoạt, tính thích ứng với sự biến biến đổi hàng ngày của các sư kiện.

-Tính chất phi tiền tệ được chú trọng nhiều hơn trong các chỉ tiêu báo cáo.

-Tính dự báo ( phục vụ việc lập kế hoạch ).

-Tính pháp lý đối với tài liệu gốc và tính hướng dẫn ở thông tin trên báo cáo quản trị.

-Không có tính chuẩn mực chung.

Trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp, để xác định nội dung kế toán quản trị trong từng doanh nghiệp cụ thể.

Nội dung này mang tính đặc thù của từng doanh nghiệp, nhưng có thể khái quát thành các nội dung sau :

 ° Kế toán chi tiết tài sản cố định: Gồm việc hạch toán về số lượng, giá trị, các thông số kỹ thuật, thời gian khấu hao, mức khấu hao, sự biến động về số lượng, về giá trị do nhượng bán, do thanh lý, do chuyển nội bộ, do điều chuyển theo lệnh cấp trên v.v…

° Kế toán chi tiết vật tư , hàng hoá, thành phẩm : Gồm việc hạch toán theo số lượng và giá trị của từng thứ, từng nhóm, theo từng kho (nơi quản lý ).

° Kế toán chi tiết nợ phải thu, nợ phải trả theo từng đối tượng nợ, từng nghiệp vụ phát sinh nợ và thanh toán nợ, theo dõi kỳ hạn thanh toán nợ, hạch toán chi tiết khoản nợ bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam.

° Kế toán chi phí phát sinh theo từng đối tượng hạch toán, theo nội dung kinh tế, theo khoản mục giá thành. Xác định giá thành sản xuất cho các đối tượng tính giá thành.

° Kế toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo các đối tượng góp vốn.

° Kế toán chi phí và thu nhập theo từng bộ phận trong doanh nghiệp, theo yêu cầu hạch toán nội bộ.

° Lập các báo cáo nội bộ theo định kỳ (do các nhà quản lý doanh nghiệp quy định và báo cáo nhanh theo yêu cầu đột xuất để phục vụ yêu cầu ra quyết định của các nhà quản lý trong doanh nghiệp.

° Thu thập và xử lý thông tin để phục vụ yêu cầu ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn.

° Lập dự toán để phục vụ chức năng giám sát quá trình sản xuất kinh doanh.

Những nội dung trên đã bao gồm nội dung kế toán chi tiết mà lâu nay hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện, nhưng ở mức độ ghi nhận sự kiện, chưa tổng hợp thành các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý.

Ngoài ra còn những nội dung mang tính tài chính để phục vụ yêu cầu lập kế hoạch thì hầu như chưa thực hiện. Điều này chấp nhận được với một nền kinh tế mang tính bao cấp, trong đó tính chủ động không nhiều, tính dự báo không phải là yêu cầu cấp thiết.

Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mở, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đầy phức tạp, nhiều biến động, nhiều rủi ro. Doanh nghiệp phải chủ động trong kinh doanh, phải tự quyết định các vấn đề kinh tế tài chính có liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp, do đó thông tin để làm cơ sở cho các quyết định phải là thông tin nhiều mặt, thông tin hữu ích. Những thông tin này không chỉ trong khuôn khổ hạch toán kế toán, mà nó còn mang tính hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và không loại trừ các chỉ tiêu tài chính, bởi vì kế toán và tài chính luôn có các quan hệ mật thiết trong các sự kiện kinh tế. Loại thông tin này chỉ được cung cấp bởi bộ phận kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

Như vậy kế toán quản trị không chỉ là kế toán chi tiết mà là kế toán chi tiết và phân tích phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, phần kế toán tài chính là phần được chú trọng duy nhất, mặc dù các yêu cầu về cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý luôn được đặt ra.

Có tình trạng này là do : Hệ thống kế toán doanh nghiệp vốn vận hành theo chế độ kế toán thống nhất, do Nhà nước ban hành, mà chế độ kế toán hiện nay mới chỉ cập nhật đến nội dung kế toán tài chính (trong đó bao gồm kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết ở một số đối tượng ). Cho nên các doanh nghiệp đã không tự tìm đến hệ thống kế toán nào khác ngoài hệ thống kế toán tài chính.

Để hệ thống kế toán quản trị được áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, vận hành đồng thời với hệ thống kế toán tài chính, cần phải có sự hướng dẫn, sự tác động từ phía Nhà nước.

Tuy nhiên kế toán quản trị xuất phát từ mục tiêu quản lý doanh nghiệp, mang tính đặc thù của loại hình hoạt động, nên không thể mang tính bắt buộc thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, là chủ thể hành động, cần phải nhận thức rõ sự cần thiết của kế toán quản trị, phân biệt phạm vi kế toán quản trị, nội dung kế toán quản trị, phương pháp tiến hành kế toán quản trị, để tổ chức bộ máy tiến hành công tác kế toán quản trị, tổ chức sổ, xây dựng hệ thống báo cáo



Chức năng của kế toán quản trị

Trước hết phải xuất phát từ mong muốn của nhà quản lý các cấp trong nội bộ doanh nghiệp để đặt ra các yêu cầu thông tin cụ thể cho mọi lĩnh vực gắn với các chức năng quản lý (Chức năng lập kế hoạch,chức năng kiểm tra, chức năng tổ chức và điều hành, chức năng ra quyết định).

- Đối với chức năng lập kế hoạch. Kế toán quản trị phải cung cấp các chỉ tiêu về số lượng và giá trị phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu này vừa có tính quá khứ, vừa có tính dự báo.

-Đối với chức năng kiểm tra. Kế toán quản trị cung cấp các thông tin theo mục tiêu quản lý đặt ra. Các thông tin này được hình thành trên cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết, bằng phương pháp kế toán và bằng phương pháp phân tích đồ thị biểu diễn các thông tin do kế toán và các nghành khác cung cấp.

-Đối với chức năng điều hành, kế toán quản trị cung cấp thông tin về các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu bằng chỉ tiêu phi tiền tệ, trên các báo cáo nhanh. Để có các thông tin này. Phần lớn các chứng từ phục vụ cho kế toán quản trị có cùng nguồn gốc với kế toán tài chính, nhưng do mục đích cung cấp thông tin khác nhau, nên mức độ xử lý chứng từ có khác nhau.



Do vậy trên cùng một hệ thống chứng từ kế toán, chỉ cần thêm vào các nội dung chi tiết để phục vụ hạch toán chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị. Mặt khác cũng cần thiết số liệu từ nguồn khác. Ví dụ : Số liệu về thống kê thị phần các mặt hàng trên thị trường, số liệu thống kê về lao động,về thị trường lao động.v.v…



Báo cáo quản trị

Từ những nội dung thông tin cụ thể để thiết kế các báo cáo quản trị, quy định trách nhiệm và định kỳ lập các báo cáo quản trị do bộ phận kế toán quản trị lập bao gồm :

1. Báo cáo về vốn bằng tiền : tiền mặt tại quỹ theo từng loại tiền, tiền gửi theo từng TK ngân hàng theo từng loại tiền (VNĐ, ngoại tệ các loại)

2. Báo cáo về công nợ : Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, phân loại theo kỳ hạn thanh toán (trong hạn thanh toán, quá hạn thanh toán.v.v…)

3. Báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất : báo cáo chi phí theo từng nội dung kinh tế, báo cáo chi phí theo từng bộ phận, báo cáo giá thành thực tế theo đối tượng tính giá thành theo khoản mục (nếu lập giá thành kế hoạch theo khoản mục ), theo yếu tố (nếu lập giá thành kế hoạch theo yếu tố ). Ngoài việc tính giá thành thực tế, còn có thể cần phải tính giá thành thực tế kết hợp với dự toán để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ việc định giá bán sản phẩm hoặc ký hợp đồng sản xuất, hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này các báo cáo giá thành được thể hiện bằng phiếu tính giá thành. Phiếu tính giá thành được thiết kế trên cơ sở phương pháp tính giá thành đã lựa chọn.

4. Báo cáo doanh thu, chi phí và kết quả theo từng bộ phận. Tuỳ theo từng cấp quản lý mà thiết kế nội dung báo cáo cho thích hợp với sự phân cấp trong trách nhiệm quản lý cho bộ phận đó. Ví dụ : Với từng tổ sản xuất thì trách nhiệm quản lý là các chi phí trực tiếp sản xuất, với phân xưởng sản xuất thì trách nhiệm quản lý là chi phí trực tiếp sản xuất và chi phí chung ở phân xưởng sản xuất, đối với từng loại sản phẩm, loại hoạt động trong doanh nghiệp thì trách nhiệm quản lý là chi phí, thu nhập và kết quả của từng loại sản phẩm, loại hoạt động đó v.v…



Nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo quản trị, cần phải tổ chức sổ kế toán để ghi chép theo mục tiêu kế toán quản trị : Cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.

Sổ kế toán quản trị gồm:

1. Các sổ chi tiết theo đối tượng kế toán cần chi tiết ở mức độ cao nhất mà không thể mở TK chi tiết. Ví dụ : các đối tượng là TSCĐ, hàng tồn kho, công nợ v.v…Việc ghi chép trên các sổ chi tiết này theo chỉ tiêu tiền tệ và phi tiền tệ. Chỉ tiêu tiền tệ được tổng hợp lại để đối chiếu với phần kế toán tổng hợp thuộc kế toán tài chính. Trong sổ chi tiết có thể sử dụng chỉ tiêu tiền tệ theo giá ước tính để phục vụ cho việc cung cấp thông tin nhanh, cuối kỳ sẽ điều chỉnh về chỉ tiêu giá thực tế để đối chiếu.

2. Các sổ TK cấp 3, cấp 4 v.v …sử dụng trong trường hợp các đối tượng kế toán có yêu cầu chi tiết không cao.

3. Các bảng tính,các biểu đồ, sử dụng trong trường hợp cần phải tính toán các chỉ tiêu, biểu diễn các chỉ tiêu, phục vụ cho việc khảo sát các tình huống để làm căn cứ cho việc ra các quyết định ngắn hạn, dài hạn.

Kiến nghị

Ngày nay nền kinh tế Việt Nam đang chuyển động để vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường. Hệ thống kế toán Việt Nam đang được chuyển đổi phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc xác định rõ phạm vi kế toán quản trị là vấn đề cần thiết để làm cơ sở cho việc tổ chức công tác kế toán quản trị và hoàn thiện nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Nhà nước cần tham gia vào việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị với tư cách là người hướng dẫn, không can thiệp sâu vào công tác kế toán quản trị,nhưng cũng không nên thả nổi vấn đề này, bởi vì nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô.

Để thực hiện yêu cầu này, nhà nước cần phải làm một số công việc sau:

1. Hoàn thiện về lý luận kế toán quản trị ở Việt Nam, bao gồm các nội dung:

- Xác định rõ phạm vi kế toán quản trị và nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

- Xác lập mô hình kế toán quản trị cho các loại hình doanh nghiệp: công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, giao thông, bưu điện v.v…

- Xác lập mô hình kế toán quản trị theo từng quy mô : Doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô trung bình, doanh nghiệp quy mô nhỏ.

2. Hướng dẫn, định hướng kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp, tập trung vào một số nội dung:

- Phân loại chi phí.

- Số lượng,nội dung khoản mục giá thành sản phẩm dịch vụ.

- Xác định các trung tâm chi phí, theo từng ngành khác nhau.

- Yêu cầu hạch toán chi tiết về thu nhập.

- Các phương pháp tập hợp chi phí theo đối tượng hạch toán.

- Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.

- Các phương pháp tính giá thành.

- Các loại dự toán.

- Các loại báo cáo quản trị.

- Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Các loại sổ chi tiết, thẻ chi tiết. v.v…

Kế toán quản trị mang đậm tính đặc thù, là vấn đề mang màu sắc chi tiết, gắn với từng doanh nghiệp cụ thể, do đó không thể có quy định thống nhất về nội dung kế toán quản trị cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên rất cần sự hướng dẫn, định hướng của Nhà nước như trên, để kế toán quản trị có thể dễ dàng đi vào thực tế, và thực sự được thừa nhận như một tất yếu không thể hòa tan vào kế toán tài chính

Theo webketoan.vn

Kế toán trong doanh nghiệp phần mềm

Câu hỏi 552: Kế toán trong doanh nghiệp phần mềm
Chào các bạn.

Doanh nghiệp tôi là một doanh nghiệp phần mềm được thành lập T02/2009. Sau khi thành lập Công ty có ký được một HĐ viết phần mềm CRM cho một doanh nghiệp địa ốc. Sau khi dự án hoàn thành và chuyển giao phần mềm cho khách hàng sử dụng thì công ty xuất hóa đơn tài chính. Lúc đó kế toán mới ghi nhận doanh thu và toàn bộ chi phí liên quan tới hợp đồng này kế toán đã đưa vào giá vốn của dự án và tính vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2009.
Sang năm 2010 Ban giám đốc Công ty muốn đưa giá trị của phần mềm này trở thành tài sản vô hình của Công ty. Vậy cho tôi hỏi, nếu giờ đưa toàn bộ giá trị của phần mềm CRM này (bằng giá vốn) có được không và sẽ phải hoạch toán như thế nào cho đúng với chuẩn mực kế toán Việt nam ?
Trả lời:

Đoạn 06, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - Tài sản cố định (TSCĐ) vô hình ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có định nghĩa về TSCĐ vô hình như sau: “Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình”
Đoạn 16, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 nêu trên có quy định: “Một tài sản vô hình được được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời:

- Định nghĩa về TSCĐ vô hình; và

- Bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.”

Đồng thời, đoạn 49, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 nêu trên quy định “Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình”

Như vậy, Đối với trường hợp của Công ty bạn, là 1 doanh nghiệp kinh doanh phần mềm, sản phẩm phần mềm sau khi hoàn thành và bàn giao đã được ghi nhận doanh thu và các chi phí liên quan đã được ghi nhận giá vốn để tính kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ trước thì không thể tiếp tục lại ghi nhận toàn bộ giá trị của phần mềm này vào giá trị tài sản cố định vô hình của Công ty trong kỳ này được. Sản phẩm phần mềm nêu trên đã được bàn giao toàn bộ tài sản và giá trị cho khách hàng của Công ty bạn theo hợp đồng đã ký kết nên về mặt pháp lý thì tài sản vô hình trên không còn do doanh nghiệp bạn nắm giữ và cũng không có cơ sở để xác định giá trị của tài sản để ghi nhận là TSCĐ vô hình theo đúng quy định tại đoạn 16, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 nêu trên.

Theo vacpa.org.vn
Công ty Đào tạo Kế toán Tổng hợp Kimi sưu tầm
Xem thêm khóa học kế toán Tổng hợp tại Kimi.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Thông báo về việc thay đổi cách kết xuất tờ khai 01/GTGT ra file điện tử


Tổng cục Thuế xin thông báo về việc thay đổi cách kết xuất tờ khai 01/GTGT ra file điện tử (*.pdf) từ phần mềm Hỗ trợ kê khai phiên bản 3.0 (HTKK 3.0) như sau:
Theo hướng dẫn trước đây về việc kết xuất tờ khai 01/GTGT ra file điện tử (*.pdf) thì người nộp thuế sẽ kết xuất tờ khai theo các bước sau:
* Bước 1: Sau khi hoàn thiện tờ khai, nhấn nút “In”.
* Bước 2: Chọn máy in: “CutePDF Writer”.
* Bước 3: Nhập thông số Trang in là: “1,a,b,…” (Trong đó: 1 là trang tờ khai chính; a, b, …: là các trang chứa các phụ lục 01-3/GTGT, 01-4A/GTGT … Trừ phụ lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT do khối lượng dữ liệu lớn và kết xuất dưới dạng file Excel).
* Bước 4: Nhấn nút “In”.
* Bước 5: Chọn đường dẫn lưu file tờ khai điện tử.
* Bước 6: Nhấn “Save” để lưu file điện tử.
Tuy nhiên, ứng dụng HTKK 3.0 có thay đổi về tờ khai 01/GTGT liên quan đến việc kết xuất tờ khai điện tử như sau: Tờ khai chính có số trang là 2 (Trang 1 và trang 2). Vì vậy, khi kết xuất ra tờ khai điện tử, người nộp thuế cần thực hiện như sau:
* Tại bước 3: Nhập thông số Trang in là: “1,2,a,b,…” (Trong đó: 1, 2 là các trang chứa tờ khai chính; a, b, …: là các trang chứa các phụ lục 01-3/GTGT, 01-4A/GTGT … Trừ phụ lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT do khối lượng dữ liệu lớn và kết xuất dưới dạng file Excel)
* Các bước 1, 2, 4, 5, 6: Thực hiện như cũ.

Xin thông báo để người nộp thuế biết và thực hiện.
kekhaithue.gdt.gov.vn

Náo nức khai giảng năm học mới 2011-2012


Náo nức khai giảng năm học mới 2011-2012
(Dân trí) - Ngày 4/9, cùng với các trường học khắp cả nước, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Bình Định, Hà Tĩnh... đã tổ chức khai giảng năm học mới 2011-2012.
Học sinh Sóc Trăng trong niềm vui ngày khai trường. (Ảnh: B.D)
Tại Trường THPT Dân tộc Nội trú Huỳnh Cương, nhà trường đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới với sự có mặt của ông Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lâm Ren, Phó Trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy; ông Lâm Phương, Phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy; ông Ngô Hùng, Bí thư tỉnh đoàn; ông Kim Sơn, phó giám đốc Sở GD-ĐT.
Theo báo cáo của nhà trường, năm học 2010-2011, trường đã đạt nhiều thành tích cao trong công tác dạy học như: Có 7 học sinh đạt danh hiệu Học sinh giỏi cấp tỉnh (trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì, ba giải 3); tỉ lệ học sinh lên lớp đạt 87,9%; thi tốt nghiệp lớp 12 đỗ 93,9%; có 46 em thi đậu nguyện vọng 1 vào các trường CĐ, ĐH (đạt tỉ lệ 38,3%). Trường được công nhận danh hiệu “Trường thi đua Tiên tiến xuất sắc” và được UBND tỉnh đề nghị tặng Bằng khen của Chính phủ. Năm học 2011-2012, trường có 18 lớp với 558 học sinh. Theo kế hoạch, nhà trường phấn đấu đạt tỉ lệ 28% học sinh khá giỏi trong học tập, thi tốt nghiệp lớp 12 đạt trên 90%.
Khai giảng tại Trường THPT Dân tộc Nội trú Huỳnh Cương, Sóc Trăng. (Ảnh: B.D)
Cùng ngày, Trường THCS & THPT Lê Hồng Phong (TP Sóc Trăng) cũng tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Tới dự có ông Quách Việt Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Võ Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND thành phố Sóc Trăng. Dù mới được thành lập năm 2010-2011 nhưng năm học qua, trường THCS & THPT Lê Hồng Phong cũng đã đạt được những thành tích cao như có 11 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố (trong đó có 4 giải nhất); thi học sinh giỏi giải toán bằng máy tính cầm tay có 4 em đạt giải; hai em đạt giải trong kỳ thi “Văn hay chữ tốt” cấp thành phố; có 1 em đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh…
Năm học này trường có 54 lớp (33 lớp cấp THCS, 21 lớp cấp THPT) với 2.108 học sinh và 110 giáo viên. Mục tiêu trong năm học mới của nhà trường là giữ vững, phát huy những thành tích đã đạt được trong năm qua, phấn đấu xậy dựng trường ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Khai giảng năm học mới tại Trường THCS & THPT Lê Hồng Phong (TP Sóc Trăng). (Ảnh: B.D)
Trước đó, ngày 3/9, lễ khai giảng năm học mới cũng được tổ chức tại trường Dân tộc Nội trú Kế Sách. Ngày 1/9, ông Kim Sơn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng đã dự lễ khai giảng năm học mới và lễ công nhận Trường tiểu học Tân Long 1 huyện Ngã Năm đạt chuẩn Quốc gia. 
Theo kế hoạch, ngày 5/9, tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng sẽ đồng loạt tổ chức khai giảng năm học mới 2011-2012.
Sáng nay 4/9, tại TP Quy Nhơn, Bình Định, thầy và trò Trường THPT Quốc học Quy Nhơn long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập trường (1921-2011) và khai giảng năm học mới 2011- 2012.
Tham dự lễ có ông Lê Hữu Lộc, phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, các đồng chí ban lãnh đạo các sở, ban, ngành, cựu học sinh đang học tập công tác khắp các tỉnh thành cùng 1.700 học sinh của trường.
Trang nghiêm trong lễ chào cờ. (Ảnh: Doãn Công)
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hữu Lộc đánh giá cao những thành tích cao mà thầy và trò Trường THPT Quốc học Quy Nhơn đạt được trong những năm qua. Ông Lê Hữu Lộc nhấn mạnh: “Trong năm học mới đề nghị thầy và trò của trường tiếp tục cố gắng phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp nối truyền thống vẻ vang của trường”.
Hàng ngàn học sinh Trường THPT Quốc học Quy Nhơn nô nức ngày khai giảng. (Ảnh: Doãn Công)
Thay mặt nhà trường ông Trần Xuân Bình, phó Bí thư tỉnh ủy, Hiệu trưởng nhà trường lên đọc diễn văn khai mạc, báo cáo kết quả của trường và cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các ban ngành trong tỉnh. Thầy và trò trường Quốc Học Quy Nhơn xin hứa: “Nguyện ra sức dạy tốt, học tốt để viết tiếp những trang vàng truyền thống vẻ vang”.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư chúc mừng cán bộ giáo viên, học sinh trường nhân dịp bước vào đầu năm học mới.
Tại buổi lễ, thầy và trò Trường Quốc học Quy Nhơn vinh dự được nhận lẵng hoa và thư chức mừng của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Tại Hà Tĩnh, nhân buổi lễ khai giảng năm học 2011-2012 vào sáng 3/9, Trường tiểu học Bùi Xá (xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã công bố đổi tên trường mang tên cố nhà văn Nguyễn Xuân Thiều.
 
Lễ khai giảng năm học năm 2011-2012 vào sáng ngày 3/9 với toàn thể học sinh và giáo viên nhà Trường tiểu học Bùi Xá (xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một buổi lễ rất đặc biệt khi ngôi trường chính thức đổi tên thành Trường tiểu học Nguyễn Xuân Thiều, mang tên nhà văn, đại tá quân đội Nguyễn Xuân Thiều (1930 - 2007).
 
Học sinh biểu diễn văn nghệ chào mừng sự kiện đặc biệt của ngôi trường. (Ảnh: Hà Phương)
 
Ngay sau lễ công bố, nhiều nhà văn, đại diện gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Thiều đã bày tỏ niềm xúc động, vinh dự khi từ đây tên tuổi của một nhà cách mạng đã chiến đấu, cống hiến cho đất nước, một nhà văn đã giành nhiều giải thưởng lớn với nhiều tác phẩm bất hủ, một người con nặng tình với quê hương đã được gắn với hành trình phát triển của mái trường nơi đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai.
Nhân dịp này các con cháu của nhà văn Nguyễn Xuân Thiều đã tặng số tiền 1,2 tỷ đồng để nhà trường xây dựng phòng dạy Tin học phụ vụ công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
Cố nhà văn, Đại tá Xuân Thiều (tên khai sinh là Nguyễn Xuân Thiều) sinh ra từ gia đình nông dân ở xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Xuân Thiều đã nhận được nhiều giải thưởng văn học qua các cuộc thi truyện ngắn của: Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật VN, Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu, Giải thưởng của UB Thiếu niên, Nhi đồng và Hội Nhà văn VN. 
Ông cũng được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì và ba, huy chương Quân kỳ quyết thắng, huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Nhóm PV Dân trí